Học bổng Fulbright lần đầu tiên mở rộng nhiều lĩnh vực sau hơn 30 năm
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hai bên đã có cuộc hội đàm rất thành công."Chúng tôi đã đặt lên bàn tất cả những gì mà hai nước có thể làm được, thúc đẩy mối quan hệ của hai nước đã có duyên nợ hơn 50 năm, trải qua các cung bậc khác nhau như đối tác toàn diện, đối tác chiến lược", Thủ tướng chia sẻ.Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, sau 16 năm thiết lập Đối tác toàn diện và 5 năm Đối tác chiến lược, hai nước thống nhất tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên Đối tác chiến lược toàn diện."Khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện này sẽ tăng cường tin cậy chính trị và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn cũng như sự ủng hộ của nhân dân hai nước chúng ta", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.Ông cho biết, việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện sẽ có "5 điều hơn", là tin cậy chính trị sẽ ở tầm mức cao hơn, chiến lược hơn, trong đó trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trên các kênh thường xuyên hơn. Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện 2025 - 2028 cần được sớm xây dựng và toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn.Thứ hai, hợp tác quốc phòng và an ninh thực chất hơn. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, an ninh hàng hải, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, hợp tác ứng phó với an ninh phi truyền thống và truyền thống. Thứ ba là hợp tác tác kinh tế, thương mại, đầu tư chặt chẽ, hiệu quả hơn. Theo đó, hai nước sẽ tăng cường tiếp cận thị trường của nhau, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng và đa dạng hóa sản xuất để có thể đáp ứng các nhu cầu của hai bên.Khuyến khích doanh nghiệp hai nước mở rộng các hoạt động để thúc đẩy các thỏa thuận song phương về thương mại, đầu tư. Trong thời gian tới đây hai bên sẽ nâng thương mại hai chiều lên 3 tỉ USD.Thứ tư là đưa hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành trụ cột mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, tập trung triển khai các chương trình, dự án phát triển năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế bền vững.Thứ năm là giao lưu nhân dân gắn kết chặt chẽ, đẩy mạnh các hợp tác phát triển nguồn nhân lực, lao động du lịch hiệu quả hơn, rộng hơn về phạm vi và đối tượng."Chúng tôi tin tưởng rằng, với việc chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện ngày hôm nay, quan hệ Việt Nam - New Zealand đã bước sang một trang sử mới, với những nội hàm hợp tác rất cụ thể", Thủ tướng khẳng định.Về phần mình, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon chia sẻ, ông rất vui được đứng ở đây, cùng với người bạn thân thiết - Thủ tướng Phạm Minh Chính, để công bố quyết định nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - New Zealand."Chúng tôi quan tâm tới việc làm sâu sắc hơn quan hệ thân thiết với Việt Nam và hy vọng đạt được nhiều thành công trong thời gian tới", Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh.Thủ tướng Luxon khẳng định, 50 năm qua, hai nước đã thể hiện cam kết với những thành tựu phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước. Đồng thời cho biết, trong cuộc thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề trọng tâm. Trong đó có việc, làm thế nào để thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. "Chúng tôi rất vui khi chứng kiến hành trình phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, chứng kiến thương mại hai nước tăng 40% trong vòng 5 năm qua. Chúng tôi biết rằng chúng ta còn nhiều dư địa để khai thác hơn nữa", Thủ tướng Luxon chia sẻ."Việt Nam là một điểm đến vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư", Thủ tướng New Zealand nói và cho biết hai bên đã có nhiều thành tựu trong việc kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp của hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng tái tạo…Việt Nam và New Zealand đều có mục tiêu chung. Đó là xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển, vì sự phát triển thịnh vượng của từng quốc gia. "Chúng tôi mong muốn nâng cấp đối thoại quốc phòng - an ninh giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến thăm của tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand đến Việt Nam trong năm nay và mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn nữa", Thủ tướng New Zealand khẳng định. Cùng ngày, hai Thủ tướng đã chứng kiến các bộ, ngành, cơ quan của hai nước công bố logo chính thức kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.Trao đổi Biên bản thỏa thuận về hợp tác biến đổi khí hậu giữa Bộ TN-MT Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand; trao đổi Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand.Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT Việt Nam và Hội đồng các trường Đại học New Zealand trao Thỏa thuận hợp tác về đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.Nhân dịp này, hãng hàng không Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand, kết nối TP.HCM với Auckland - trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa của New Zealand.Hai Thủ tướng cũng chứng kiến trao đổi các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực y tế, chuyển đổi số, mua sắm hóa chất giữa các đối tác của hai nước.BAC A BANK được xếp hạng Tín nhiệm điểm ‘A-‘ với Triển vọng xếp hạng ‘Ổn định’
• Thắt ống dẫn tinh
Hơn 30.000 doanh nghiệp tại TP.HCM đang nợ BHXH
Tại miền Bắc, giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở Lào Cai và Bắc Giang lên tương ứng 64.000 và 65.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại duy trì mức giá từ 64.000 - 65.000 đồng/kg.
Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) cho biết, hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.Cụ thể gồm: Công ty Agoda International Pte.Ltd (website công ty: https://www.agoda.com); Công ty Paypal Pte.Ltd (website công ty: https://www.paypal.com); Công ty AirBnb Ireland Unlimited (website công ty: https://www.Airbnb.com); Công ty Booking.com BV (website công ty: https://www.Booking.com).Trên cơ sở các quy định hiện hành và thực hiện yêu cầu về quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số, Cục Thuế doanh nghiệp lớn (đơn vị được Tổng cục Thuế giao phân công quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài - PV) đã chủ động rà soát và tuyên truyền, hỗ trợ cũng như nhiều lần có văn bản đôn đốc, yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam thực hiện đăng ký thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.Tuy nhiên, đến nay, bên cạnh đại đa số các nhà cung cấp nước ngoài nghiêm túc thực hiện, vẫn còn một số nhà cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đăng ký thuế tại cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, trong đó có 4 nhà cung cấp nước ngoài nêu trên.Cục Thuế doanh nghiệp lớn đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, gồm: Bộ TT-TT, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an… phối hợp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp trong công tác quản lý đối với 4 nhà cung cấp nước ngoài Agoda, Paypal, AirBnb và Booking.Theo Tổng cục Thuế, năm 2024, kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong nước đạt 116.000 tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.Năm 2024 đã có thêm 48 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký kê khai nộp thuế tại Việt Nam, nâng tổng số lên 123 nhà cung cấp nước ngoài khai, nộp trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Tổng số thuế khai, nộp đạt 8.687 tỉ đồng, tăng 26% số thu cùng kỳ năm 2023.
Những nụ cười toả nắng ở Đoàn Không quân Lam Sơn anh hùng
9 giải pháp này đã được lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa đề cập tại hội nghị toàn tỉnh về triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Trong đó, Thanh Hóa quyết tâm tháo gỡ các "điểm nghẽn" về thủ tục đầu tư kinh doanh, tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, tính tiền sử dụng đất, xử lý tài sản công, tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp...Không để cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; xây dựng bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"; sắp xếp đơn vị hành chính nhanh chóng, sớm ổn định tổ chức, hoạt động hiệu quả; cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng; rà soát, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính...Ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho rằng, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm về đích, nắm giữ vai trò then chốt, quyết định đối với việc hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa. Do đó, hệ thống chính quyền cần phân tích, dự báo sát tình hình thế giới, khu vực, trong nước để xây dựng các phương án, kịch bản, kế hoạch hàng tháng, hàng quý và cả năm cho phù hợp, với tinh thần vì hạnh phúc của nhân dân và vì sự phát triển của tỉnh. Ông Doãn Anh yêu cầu, trong phát triển kinh tế - xã hội, cần mở rộng tư duy, tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư; đẩy nhanh tiến độ 33 dự án quy mô lớn trên địa bàn đang triển khai. Đồng thời, lựa chọn một số công trình, dự án lớn, trọng điểm, có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội để triển khai.Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Thanh Hóa sẽ nhanh chóng cụ thể hóa các chỉ đạo thành các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể để triển khai ngay từ ngày đầu năm của năm 2025.Ông Tuấn cũng yêu cầu giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả kế hoạch hành động của UBND tỉnh, khẩn trương ban hành kế hoạch của ngành, địa phương, đơn vị xong trước ngày 10.1.2025 để tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện phải đổi mới cách làm, sáng tạo, thiết thực, và hiệu quả. Đặc biệt, phải phân công cụ thể cho từng tập thể, cá nhân liên quan thực hiện.